• TƯ VẤN

TƯ VẤN

TƯ VẤN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp trong Tiếng Anh được gọi là corporate restructuring.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng là cấu trúc cũ nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, phương thức vận hành để khắc phục những yếu kém nội tại, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ tái cấu trúc một phần ví dụ như vận hành, bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh,… tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ như, nếu một công ty đang có vấn đề về cơ cấu nhân sự, còn các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường thì doanh nghiệp sẽ xem xét tái cấu trúc về cơ cấu nhân sự thôi.

Tuy nhiên, hai khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp và tái lập doanh nghiệp là khác nhau hoàn toàn. Để đưa ra phương hướng đúng đắn cho doanh nghiệp thì cần hiểu và phân biệt rõ hai khái niệm này. Khái niệm tái lập rộng hơn tái cấu trúc, nó bao gồm việc thiết lập, cải tổ và xây dựng dựa trên một nền tảng hoàn toàn mới. Còn tái cấu trúc là cải thiện các vấn đề nội tại dựa trên nền tảng sẵn có.

Hiểu đơn giản, “tái cấu trúc” là việc thay đổi màu sơn hay nội thất của ngôi nhà, còn “tái lập” chính là đập bỏ hẳn ngôi nhà cũ và xây ngôi nhà mới vững chắc, kiên cố hơn.

Khi nào thì cần tái cấu trúc doanh nghiệp?

Chúng ta đã hiểu được khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp, vậy khi nào thì cần phải thực hiện nó? Việc này sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ.

Các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này thường là do chiến lược kinh doanh không hợp lý, việc quản lý không hiệu quả, nguồn nhân lực yếu kém, không có sự phối hợp giữa các bộ phận,…

Theo các chuyên gia, một doanh nghiệp khi nhận thấy 4 nhóm dấu hiệu sau thì tái cấu trúc là một việc làm bức thiết:

1. Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt

Đây là những dấu hiệu mà doanh nghiệp dễ nhận thấy nhất: doanh số giảm, tài sản thất thoát, thị phần thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh,…

2. Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt

 Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm các biểu hiện liên quan đến kết quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm không ổn định, khách hàng khiếu nại nhiều, không có sự phối hợp và trao đổi giữa các bộ phận, hoạt động tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả, công nợ nhiều, tồn kho cao,…

3. Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa:

Các dấu hiệu thuộc nhóm này thường không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh như: chồng chéo đa chức năng giữa các bộ phận, nhân lực yếu kém, trưởng phòng không có khả năng quản lý, không có sự phối hợp giữa các phòng ban, cơ chế phân quyền kém,…

Các dấu hiệu này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng sẽ khiến doanh nghiệp trì trệ dần dần, nếu như không có cải thiện thì doanh nghiệp không thể phát triển.

4. Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu

Đây là những dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi chúng là những vấn đề thuộc thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị,…

Nếu ban quản trị định hướng sai đường, không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi bên trong và các mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.

5 bước tái cấu trúc doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đứng trước nhu cầu bức thiết cần tái cấu trúc thì câu hỏi lớn nhất chính là: Các bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào?

Gồm có 5 bước tái cấu trúc doanh nghiệp chính sau đây:

1. Xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp

Trong 5 bước tái cấu trúc doanh nghiệp, việc xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp là bước đi bắt buộc và hiển nhiên trong việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm rõ, thống kê và xác định được việc trì trệ, lỏng lẻo ở đâu, bộ phận, phòng ban nào hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể lên kế hoạch tái thiết được.

Sau khi đã xác định chính xác tình trang của doanh nghiệp rồi thì mới có thể đưa ra mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Trong phần mục tiêu, không chỉ là mục tiêu chung mà cần chia cụ thể mục tiêu riêng cho từng nhóm và từng bộ phận.

Phạm vi tái cấu trúc cần bao trùm được hết những lổ hổng trong hệ thống, cách vận hành. Tùy vào tình hình hiện tại của công ty mà phạm vi này có thể chỉ là một vài lĩnh vực hay toàn bộ công ty.

2. Lập bản kế hoạch và thiết kế chi tiết

Việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp là cả một quá trình mà bất cứ bước đi nào cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình đó nên việc lập ra bản kế hoạch và thiết kế chi tiết là một việc vô cùng quan trọng.

Hơn nữa, đây là một quá trình nên tất cả đều phải diễn ra theo thứ tự. Vậy nên, doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực có thể triển khai sớm nhất để có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.

3.Xác lập phương thức tiếp cận

Một yếu tố không thể bỏ qua chính là phương thức tiếp cận. Việc lựa chọn phương thức tiếp cận không phù hợp thì việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo kiểu cuốn chiếu. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra sự rõ rang trong việc thực tiện tái cấu trúc.

4.Triển khai kế hoạch theo từng bước

Sau khi đã có được kế hoạch cuốn chiếu thì doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai từng bước một, không nên quá vội vàng dẫn đến không đảm bảo được hiệu quả.

Sau khi hoàn thành mỗi bước của kế hoạch, cần liên tục đánh giá về độ hiệu quả của nó, xem xét đã phù hợp chưa và có cần điều chỉnh ở đâu không.

5.Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ

Trong 5 bước tái cấu trúc doanh nghiệp cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các bước của kế hoạch, doanh nghiệp vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, cần có những đợt đánh giá định kỳ để biết kế hoạch tái cấu trúc này có mức độ hiệu quả đến đâu, đem lại chất lượng và đúng mục tiêu đề ra hay chưa.

 

CƠ HỘI XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

Quy định về ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

(Từ nước ngoài vào Việt Nam)

 

  1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ (Điều 21 Luật Đầu tư số 61/2020)

(1) Thành lập tổ chức kinh tế mới

Các tổ chức kinh tế thông thường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH 1TV hoặc hơn 2 TV, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh (Luật Doanh nghiệp số 59/2020).

Điều kiện: Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư. Thủ tục thực hiện qua 2 bước:

1/ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC),

2/ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Sơ đồ 1).

(2) Mergers & Acquisitions (M & A) MUA BÁN VÀ SÁT NHẬP

Tuỳ vào tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài và ngành nghề kinh doanh, chủ đầu tư có thể thực hiện thủ tục 01 bước hoặc 02 bước (Sơ đồ 2).

(3)Thực hiện dự án đầu tư

Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam có thể thực hiện nhiều dự án đầu tư, bao gồm thành lập tổ chức kinh tế khác.

Áp dụng thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước hoặc thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tuỳ vào tỷ lệ sở hữu vốn của phía nước ngoài (Điều 23).

(4) Đầu tư theo hình thức BCC

BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC (Điều 27).

(5) Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

 

  1. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ

(1) Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp (Điều 39 Luật Đầu tư số 61/2020)

Cơ quan cấp phép

Giấy phép IRC ERC
Dự án TRONG IZ, EPZ, EZ, Khu CNC Ban quản lý các KCN, KKT, KCNC Sở KHĐT
Dự án NGOÀI IZ, EPZ, EZ, khu CNC Sở KHĐT
Dự án đầu tư thực hiện từ 2 tỉnh trở lên; Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài IZ, EPZ, EZ, Hi-tech park (gọi tắt là “Khu công nghiệp”); Dự án đầu tư trong “Khu công nghiệp” mà tỉnh chưa thành lập Ban quản lý “khu công nghiệp” hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý “Khu công nghiệp”. Cơ quan đăng ký đầu tư (BQL các KCN, Sở KHĐT, hoặc cơ quan khác)

 

Đối với dự án quy mô lớn, một số lĩnh vực đặc thù phải được phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội (Điều 30 – 32)

(2) Thủ tục đăng ký kinh doanh: Áp dụng đối với các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý chuyên ngành.

Sơ đồ 1: Quy trình đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới

Sơ đồ 2: Quy trình đầu tư theo hình thức M & A

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

Tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư nước ngoài cho địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu theo các chủ đề: Bao gồm tư vấn chương trình tổng thể, làm thủ tục, mời báo cáo viên & đại biểu, lựa chọn địa điểm, hỗ trợ công tác hậu cần,…

  1. Tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư nước ngoài cho địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu theo các chủ đề: Bao gồm tư vấn chương trình tổng thể, làm thủ tục, mời báo cáo viên & đại biểu, lựa chọn địa điểm, hỗ trợ công tác hậu cần, bố trí các buổi làm việc với chính quyền và đối tác tại nước ngoài, đi thực địa, xây dựng bộ tài liệu xúc tiến đầu tư và tổ chức thực hiện.
  2. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn, Tọa đàm, Triển lãm Xúc tiến đầu tư, hợp tác kinh doanh cho địa phương, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước theo lĩnh vực ngành nghề cụ thể hoặc địa bàn, vùng miền: Bao gồm tư vấn xây dựng chương trình, kịch bản, thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện (nếu có), lựa chọn địa điểm, xây dựng bộ tài liệu hội nghị, hỗ trợ công tác hậu cần, mời báo cáo viên & đại biểu và tổ chức thực hiện.
  3. Tổ chức kết nối doanh nghiệp, sàn lọc và giới thiệu đối tác để xúc tiến các dự án M & A, hợp tác đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực theo yêu cầu.
  4. Bố trí chương trình làm việc cho nhà đầu tư trong và ngoài nước với Lãnh đạo tỉnh/thành phố để khảo sát môi trường đầu tư của địa phương, tìm hiểu dự án đầu tư, và giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.
  5. Kết nối doanh nghiệp với các tổ chức ngoại giao, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư và thương mại như ĐSQ/TLSQ, KOTRA, KOCHAM, JETRO, JCCH, JETRO, AMCHAM, EUROCHAM, BOI, TBA, TECO, MATRADE….
  6. Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư, nhà xưởng, khu công nghiệp phù hợp; và bố trí chương trình đi thực địa để khảo sát vị trí đầu tư.
  7. Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến đầu tư bao gồm nhưng không giới hạn: Thủ tục đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục xin giấy đăng ký kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tư vấn tài chính & thuế, các vấn đề về lao động & tiền lương, cư trú, chi phí xây dựng.
  8. Hỗ trợ biên soạn hồ sơ đầu tư, đặc biệt các dự án có vốn nước ngoài.
  9. Hỗ trợ thực hiện dịch vụ khảo sát thị trường theo từng chủ đề.
  10. Xây dựng tài liệu, ấn phẩm xúc tiến đầu tư trên các nền tảng số, giấy, phần mềm…như video, brochure, leaflet, guidebook, handbook, flyer.
  11. Tư vấn xây dựng website Xúc tiến đầu tư.
  12. Cung cấp dịch vụ Quảng bá doanh nghiệp trên các kênh xúc tiến đầu tư của Trung tâm: website, ấn phẩm, tài liệu, newsletter.
  13. Thực hiện các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học về Xúc tiến đầu tư; Tư vấn lập kế hoạch xúc tiến đầu tư cho địa phương.

                                                                       

    1.Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp

  • Xây dựng thông điệp: TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI
  • Xây dựng TRIẾT LÝ KINH DOANH
  • Xây dựng mục tiêu 5 năm về mức độ TĂNG TRƯỞNG ĐẠT KỲ VỌNG của doanh nghiệp
  1. Xây dựng cấu trúc công ty và phòng ban
  • Phân tích sự phù hợp của từng bộ phận phòng ban. Mỗi phòng ban đều có vai trò và chức năng rất quan trọng đối với công ty. …
  • Xây dựng sơ đồ tổ chức cụ thể, việc xây dựng sơ đồ sẽ giúp phân rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban. …
  • Tính toán số nhân viên trong mỗi phòng ban …
  1. Phương pháp phát triển sản phẩm mới
  • Phát triển và thử nghiệm sản phẩm
  • Hoạt động marketing
  • Phân tích bán hàng, ước tính lợi nhuận
  • Thử nghiệm trên thị trường và thương mai hóa
  1. Lập kế hoạch Sales & Marketing
  • Xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp
  • Xác định nhiệm vụ
  • Phác thảo những gì cần đạt được
  • Miêu tả khách hàng lí tưởng của doanh nghiệp
  • Vạch rõ những nổi trội khác biệt của doanh nghiệp
  1. Xây dựng hệ thống bán lẻ
  2. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
  • Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu để phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp
  • Dùng Social Media để kêu gọi nội dung do người dùng sáng tạo 
  • Đơn giản hóa quá trình thanh toán và ưu đãi cho khách hàng trung thành 
  • Tạo ra UX và UI tốt nhất để gây ấn tượng với người dùng 
  • Xây dựng văn hóa thương hiệu để thúc đẩy hoạt động bán hàng
  1. Xây dựng hệ thống dashboard dữ liệu quản trị công ty
  2. Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm
  • Thu thập và phân tích thông tin thị trường
  • Thu thập và phân tích thông tin doanh nghiệp
  • Xác định các định hướng kinh doanh
  • Xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm
  • Chương trình hành động và phân bổ nguồn lực
  • Kế hoạch tài chính
  • Phân bổ mục tiêu và nhiệm vụ cho các phòng ban

 

  1. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực

 

  • Đặt ra chỉ tiêu mong đợi
  • Xây dựng bảng mẫu đánh giá nhân sự
  • Tạo bảng số liệu
  • Quy định về cách thức nghiệm thu
  • Công khai chế độ khen thưởng và kỷ luật
  • Nghiệm thu kết quả và đánh giá

 

  1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực

 

  • Hiểu biết thấu đáo về các mục tiêu của công ty
  • Đánh giá năng lực nhân sự của bạn
  • Phân tích năng lực nhân sự hiện tại theo mục tiêu của bạn
  • Ước tính nhu cầu nhân sự trong tương lai
  • Xác định các công cụ cần thiết giúp nhân viên hoàn thành công việc
  • Thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực
  • Đánh giá và hoàn thiện
  1. Xây dựng hệ thống quản lý
  • Xây dựng quy chế quản trị …
  • Hoàn thiện cơ cấu tổ chức – chức năng nhiệm vụ …
  • Xây dựng hệ thống quản trị tài chính …
  • Xây dựng hệ thống quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh …
  • Tạo dựng hệ thống quản trị nguồn lực …
  • Thiết lập hệ thống quản trị hành chính
  1. Xây dựng hệ thống KPI/OKR    
  1. Xây dựng hệ thống lương 3P
  • Chuẩn hóa cơ cấu và hệ thống tổ chức
  • Xây dựng các tiêu chí và đánh giá năng lực của lao động
  • Xây dựng hệ thống lương
  • Xếp lương cho từng cá nhân
  • Lập bảng tính, minh họa cho việc sử dụng qũy lương và cơ chế lương mới
  • Hoàn thiện quy chế lương tiêu chuẩn

 

  1. Xây dựng hệ thống kiểm soát

 

  • Xây dựng Hệ thống Kiểm soát
  • Xây dựng Nội dung Kiểm soát gồm:
  • Văn bản
  • Truyền thông
  • Phỏng vấn
  • Phạm vi kiểm soát
  • Thủ tục
  • Kiểm tra
  • Hệ thống
  • Rủi ro
  1. Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp theo mô hình mới
  • Xây dựng Hệ tư tưởng doanh nghiệp
  • Soạn lập Sổ tay Văn hóa
  • Thiết kế Sổ tay Văn hóa
  • Thiết kế công cụ truyền thông
  • Huấn luyện văn hóa
  • Truyền thông văn hóa
  • Đánh giá tuân thủ văn hóa

 

Tư vấn setup chuyển giao hệ thống kinh doanh cho các doanh nghiệp

1. Khảo sát đánh giá tiềm năng của dự án

2. Tư vấn lên kế hoạch chiến dịch cho dự án

3. Setup các hệ thống hoạt động triển khai cho dự án

4. Tổng kết đánh giá giai đoạn sau setup.

5. Vận hành thử nghiệm và chuyển giao dự án

Trồng rừng hay trồng cây gây rừng là hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng để xây dựng rừng nhân tạo gồm nhiều công đoạn như khảo sát chuẩn bị, tạo cây giống, trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng đến đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả muc đích đặt ra.[1] Trồng rừng được áp dụng trên đất không có tính chất đất rừng hoặc đất còn tính chất đất rừng và bao gồm cả nền tảng đất ngập nước ven biển, cửa sông hoặc đầm lầy. Nhiều chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trực tiếp tham gia vào các chương trình trồng rừng để gây rừng, tăng thu giữ và hấp thụ carbon, và giúp cải thiện đa dạng sinh học.

Ape group là đơn vị sản xuất và xúc tiến kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm về viên nén cho các thị trường châu Âu, châu Á, châu Đại Dương…chúng tôi sở hữu vùng nguyên liệu hơn 15000 hecta rừng sản xuất. Hệ thống nhà máy của chúng tôi sản xuất theo các tiêu chuẩn của châu Âu và đạt các chứng chỉ quốc tế trong sản xuất và trồng rừnG

0987137777
0987137777